PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TỦ AN TOÀN SINH HỌC
TỦ AN TOÀN SINH HỌC còn được gọi là tủ an toàn vi sinh là một tủ kín, đối lưu bên trong dùng khi thao tác với các vi sinh vật gây bệnh (hoặc có khả năng gây bệnh) được sử dụng để bảo vệ an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm bằng cách làm sạch môi trường xung quanh qua màng lọc HEPA giúp loại bỏ các vi khuẩn và vi rút độc hại. Tủ an toàn sinh học được chia thành ba cấp - I, II và III - dựa trên mức độ bảo vệ mà chúng mang lại . Bài viết này sẽ giúp khám phá các tính năng của từng loại, từ đó có thể làm nổi bật sự khác biệt chính giữa chúng
TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP I
Đây là cấp đầu tiên của tủ an toàn sinh học cung cấp sự bảo vệ cơ bản nhất. Nó có khả năng bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường xung quanh khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, nhưng chúng không bảo vệ mẫu đang được thao tác bên trong.
Không khí thoát ra được đi qua bộ lọc và có thể được thải ra bên ngoài tòa nhà hoặc được tái tuần hoàn, tùy thuộc vào loại công việc đang được thực hiện. Tuy nhiên, không khí chảy vào tủ không đi qua bất kỳ bộ lọc nào như vậy. Bởi vì không khí này có thể không sạch, nên không thể sử dụng tủ an toàn sinh học cấp I cho các vật liệu dễ bị nhiễm bẩn. Dòng khí đi vào thường có lưu lượng 75ft/min. Tủ an toàn sinh học cấp 1 thường sử dụng cho các máy ly tâm hoặc các thí nghiệm có thể tạo ra các sol khí.
TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP II
Tủ an toàn sinh học cấp II cung cấp sự bảo vệ tầm trung. Giống như lớp I, chúng có thể xử lý an toàn vi sinh vật ở các mức an toàn sinh học 1- 3. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là không khí chảy trong và ngoài tủ đi qua bộ lọc HEPA vì vậy nó có thể bảo vệ cả mẫu lẫn môi trường xung quanh
Tủ an toàn sinh học cấp II được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm lâm sàng, bệnh viện, nghiên cứu và dược phẩm. Nhiều tủ cấp I hiện đang được thay thế bởi các mô hình tủ cấp II vì chúng có chức năng lớn hơn.
Tủ an toàn sinh học cấp II được chia nhỏ thành bốn loại - A1, A2, B1 và B2 - dựa trên cấu trúc và vận tốc dòng khí, và hệ thống ống xả của chúng.
A1: Trong bốn loại của tủ an ticấp II, loại này có mức bảo vệ thấp nhất. Nó có vận tốc hút luồng khí vào trong là 0,38m/giây, tuần hoàn 70% không khí.
A2: Ước tính 95% của tất cả các tủ an toàn sinh học là tủ A2. Chúng có vận tốc hút khí vào trong là 0,51m/giây, Tuần hoàn 40 % lượng khí, 60% thải ra ngoài phòng theo đường ống dẫn khí thải.
B1: Các tủ B1 cũng có vận tốc luồng khí vào trong là 0,51m/giây. Tuần hoàn 40 % lượng khí, 60% thải ra ngoài phòng theo đường ống dẫn khí thải.
B2: Các tủ B2 cung cấp sự bảo vệ tốt nhất. Không tuần hoàn khí, 100% lượng khí thải ra ngoài Tốc độ hút khí nhỏ nhất 0.51 m/s Tất cả bụi bẩn và không khí ô nhiễm sinh học dưới ấp suất âm hoặc bao quanh bởi áp suất âm thải ra ngoài
Hóa chất dễ bay hơi chỉ có thể được sử dụng trong tủ A2 và B1 với số lượng ít. Chúng có thể được sử dụng trong tủ B2 với số lượng lớn hơn một chút nhưng không thể được sử dụng trong tủ A1 và tủ cấp I
TỦ AN TOÀN SINH HỌC CẤP III
Các tủ an toàn sinh học cấp III này cung cấp sự bảo vệ tối đa cho nhân viên, môi trường xung quanh và cả mẫu. Hệ thống này kín khí, tất cả mọi vật liệu đi vào hoặc đi ra phải qua một nồi hấp tiệt trùng . Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất
Cần phải lưu ý và xem xét kỹ trước khi chọn Cấp độ của tủ an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm. một cấp an toàn nhất định sẽ phải được xác định phù hợp dựa trên công việc được thực hiện và mức độ bảo vệ cần thiết.
Nguồn trang :http://yuin.com.vn/vi/news/tin-cong-nghe/phan-biet-cac-loai-tu-an-toan-sinh-hoc-108.html